Series Thân Thiện - Những "bí kíp" giúp giao diện trở nên gần gũi với người dùng
Theo báo cáo của Data Reportal, tính đến tháng 1 năm 2022, thế giới đã đạt đến con số 7.91 tỷ người với tỉ lệ đô thị hóa đạt 57.09%. Số lượng điện thoại di động đã vượt mốc 5.31 tỷ thiết bị, chiếm 67.1% số dân. Trong đó, lượng người dùng Internet ước tính lên đến 4.95 tỷ người, tương đương 62.5%.
Cũng trong cùng khoảng thời gian, lượng smartphone đã chiếm tới hơn 96% trong số lượng thiết bị được sở hữu bởi các cá nhân, laptop/ máy tính để bàn chiếm 63.1% trong khi tablet cũng đạt 34.8%. Thời gian sử dụng để truy cập Internet trung bình đạt gần 7 giờ đồng hồ trong đó phân nửa được sử dụng để xem các chương trình giải trí tiếp đến là giao tiếp mạng xã hội và đọc báo.
Những con số kể trên nói lên nhiều điều về nền kinh tế số ngày nay. Kể từ khi bùng nổ vào cuối những năm 90 thế kỷ trước, Internet không chỉ thay đổi bộ mặt của các quốc gia thế giới mà cũng tạo ra hàng loạt những thay đổi mang tính cách mạng trong cách con người giao tiếp, làm việc, giải trí... Chính vì vậy, cho đến giờ, không một doanh nghiệp thành công và lớn mạnh nào không xây dựng sự hiện diện của mình trên môi trường Internet.
Thông qua các trang web và ứng dụng di động, người dùng dễ dàng giao tiếp với các doanh nghiệp, tìm kiếm thông tin, đặt hàng và xử lý các yêu cầu chăm sóc, hậu mãi... Chính vì lẽ đó, việc cần thiết trong cải thiện các thiết kế giao diện mang lại sự đẹp mắt, tiện lợi và đặc biệt thân thiện luôn là yếu tố được các doanh nghiệp số để tâm hàng đầu.
Bài viết trong Series
Hiệu ứng thẩm mỹ (The Aesthetic-Usability Effect) được xem là có mối quan hệ tỉ lệ thuận với trải nghiệm người dùng. Theo đó, các khó chịu về khả năng sử dụng có thể được khỏa lấp bằng các thiết kế bắt mắt, ấn tượng.
Trong mô hình trải nghiệm người dùng, các nhà thiết kế giao diện thường ít khi thực hiện đầy đủ quy trình này do tính quy mô của dự án tuy nhiên việc nắm bắt được khái niệm và cách thức triển khai Usability Testing vẫn là yếu tố tích cực giúp UX trở nên thân thiện hơn.
Định luật Miller cho phép các nhà thiết kế vận dụng trong việc làm tăng khả năng ghi nhớ cũng như truyền tải thông tin một cách hiệu quả, chính xác hơn tới người dùng của họ, thông qua việc đưa ra số lượng thông tin hợp lý trên một phạm vi cụ thể
Trong hầu hết các lĩnh vực của thiết kế, quy tắc 60-30-10 vẫn được xem là kim chỉ nam trong việc vận dụng màu sắc để giúp tạo điểm nhấn cũng như mang cá tính cho sản phẩm. Và với thiết kế giao diện hiện đại, quy tắc này vẫn có khả năng phát huy tối đa sự cần thiết để mang đến một sản phẩm hoàn thiện, tinh giản và ấn tượng.
Là một phần mới mẻ và đòi hỏi nhiều kỹ năng từ cả các nhà thiết kế đến lập trình viên, tuy nhiên việc thêm vào các hoạt ảnh chuyển động có thể là giải pháp nhằm tăng tính thân thiện cũng như sự sống động và độc đáo cho sản phẩm của bạn.
Mặc dù việc đưa các hộp thoại cảnh báo vào trong thiết kế ngày nay rất đơn giản và tự nhiên, tuy nhiên vẫn có những lưu ý cần cân nhắc để giao diện trở nên rõ ràng và đạt hiệu quả truyền tải tích cực hơn.
Là một thành phần không thể thiếu trong giao diện đồ họa ngày nay, thanh tiến trình có mặt ở khắp nơi và dưới nhiều hình dạng, kích thước, màu sắc cũng như đảm nhiệm vai trò khác nhau.
Hầu hết các ứng dụng hay trang web ngày nay đều cố gắng tích hợp chế độ tối (Dark Mode) như một phần của trải nghiệm người dùng. Nhiều người thích sử dụng giao diện này vì sự độc đáo của nó tuy nhiên, Dark Mode có thực sự hiệu quả như những gì chúng ta vẫn thường quan niệm hay không? Cùng Interfase tìm hiểu các ưu và nhược điểm của chế độ này trong bài viết dưới đây nhé!
Trong khi nhiều ứng dụng/ trang web cố gắng đưa vào các yếu tố đồ họa nhằm giúp thiết kế giao diện trở nên đẹp mắt và đảm bảo khả năng nhận diện thương hiệu, thì một xu hướng khác đang xuất hiện và được nhiều đơn vị lựa chọn gần đây lại đi ngược với phong cách phổ biến đó.
Việc đưa vào hệ thống lưới cố định trong thiết kế giúp giao diện người dùng cân bằng và được hệ thống hóa. Nó không chỉ tạo ra sự mạch lạc và rõ ràng mà còn giúp ứng dụng/ trang web đảm bảo khả năng điều hướng cũng như truyền tải thông tin một cách chính xác, hiệu quả đến với người sử dụng.
Ngoài việc sử dụng các câu chữ ngắn ngọn, mạch lạc, nhắm thẳng mục tiêu một cách cứng nhắc, nhà thiết kế có thể cân nhắc đưa vào những ngôn từ trẻ trung, linh hoạt và thú vị hơn để giúp người dùng cảm thấy dễ chịu khi sử dụng ứng dụng hoặc trang web.
Một giao diện người dùng cần đáp ứng đủ 3 yêu cầu cơ bản: dễ nhìn, dễ hiểu và dễ điều hướng, có thể được coi là dễ sử dụng. Tiêu chuẩn này ngày nay đã dần được định hình một cách có cơ sở và rõ ràng hơn.
Những quy tắc được giới thiệu trong bài viết này có thể quen thuộc với hầu hết các nhà thiết kế giao diện người dùng lâu năm tuy nhiên đối với những người mới bắt đầu công việc, đó sẽ là những gạch đầu dòng quan trọng giúp tạo ra một sản phẩm hài hòa và dễ sử dụng.
Bài viết liên quan
Phát triển bởi Cinematone.info. Vận hành bởi Interfase.info.