UIUXInterience

Kiểm thử khả năng sử dụng (Usability Testing) là gì?

10:02 21 Tháng 02, 24 5 phút đọc
Kiểm thử khả năng sử dụng (Usability Testing) là gì?
Ảnh: Interfase
Trong mô hình trải nghiệm người dùng, các nhà thiết kế giao diện thường ít khi thực hiện đầy đủ quy trình này do tính quy mô của dự án tuy nhiên việc nắm bắt được khái niệm và cách thức triển khai Usability Testing vẫn là yếu tố tích cực giúp UX trở nên thân thiện hơn.
Bài viết nằm trong series
Thân Thiện - Những "bí kíp" giúp giao diện trở nên gần gũi với người dùng
Nội dung tóm tắt
Tạo bởi Bing AI.
Tính năng chỉ dành cho người dùng đã đăng nhập!

UX, khái niệm vẫn còn rất nhiều sự thách thức ngay cả đối với những người làm nghề lâu năm hay chuyên gia trong lĩnh vực trải nghiệm người dùng. Ngày nay, do thời đại con người làm việc với các môi trường điện tử thông qua giao diện ảo đã hình thành từ lâu, vì thế ít khi chúng ta phải làm quen với những trải nghiệm quá mới mẻ và đòi hỏi sự tìm tòi, nghiên cứu.

Chính vì thế, đứng trên góc độ của cả các nhà phát triển lẫn người dùng, các thành phần giao diện bắt đầu trở nên cực kỳ quen thuộc, dễ hình dung và dễ thao tác hơn trước rất nhiều. Ngay cả với các ứng dụng/ trang web lần đầu truy cập, bạn vẫn hoàn toàn có thể thao tác mà ít gặp trở ngại do tính mô hình và sự tương đồng hóa hiện nay của giao diện đang ngày càng một cao hơn.

Dẫu vậy, việc kiểm thử khả năng sử dụng (Usability Testing) của người dùng vẫn được xem là bước thực hiện cần thiết nhằm tìm ra những "điểm mù" trong giao diện và đưa đến sản phẩm thân thiện, hoàn chỉnh nhất đến với người sử dụng cuối.

Usability Testing là gì?

Kiểm tra khả năng sử dụng là bước quan trọng, hạt nhân trong quy trình kiểm tra trải nghiệm người dùng. Ảnh: Interfase

Kiểm thử khả năng sử dụng là bước quan trọng, hạt nhân trong quy trình đánh giá trải nghiệm người dùng. Ảnh: Interfase

Như tên gọi, quy trình này chính là một phần của User Testing, nằm trong nhóm UX Testing. Nó giúp doanh nghiệp nắm bắt hiệu quả cách người dùng tương tác với sản phẩm của mình để tìm ra các điểm hấp dẫn cũng như tích cực đồng thời phát hiện và cải thiện những thành tố, thao tác, phân luồng chưa tốt (người dùng cảm thấy bối rối hoặc khó khăn, mất nhiều thời gian) khi sử dụng ứng dụng/ trang web hay sản phẩm kỹ thuật số trên bất kỳ nền tảng hay thiết bị nào.

Người ta tin rằng việc tạo ra trải nghiệm đơn giản, dễ thao tác với thời gian hoàn thành một nhiệm vụ trên giao diện càng ngắn gọn càng mang lại hiệu quả tích cực trong việc giữ chân người tiêu dùng.

Trong môi trường đa dạng các mô hình có mục đích phát triển tương đồng như hiện nay, việc tạo ra trải nghiệm thân thiện, được yêu thích hơn chắc chắn gây được ấn tượng và có thể giúp người dùng ở lại lâu hơn so với đối thủ cạnh tranh. Vì thế, Usability Testing được xem là bước đầu trong việc thu thập dữ liệu thực tế để đánh giá trải nghiệm tổng quan từ người dùng trước khi phát hành chính thức sản phẩm.


Được tài trợ


Tại sao lại có Usability Testing?

Chúng ta biết rằng, các nhà thiết kế thường sử dụng kinh nghiệm của bản thân để bắt đầu triển khai các giao diện và phân luồng sử dụng (flow) cho tính năng được yêu cầu. Tuy nhiên, do cả người phát triển lẫn các nhà thiết kế thường am hiểu sản phẩm ngay từ những bước đầu tiên vì vậy đánh giá của họ có thể tạo ra sự chủ quan và đôi khi thiếu thực tế.

Việc thu thập ý kiến của nhóm sử dụng trực tiếp có thể giúp đưa ra nhận định khách quan hơn và phản ánh chính xác hơn tính thực tiễn của sản phẩm, đặc biệt trong mô hình lấy người dùng làm trung tâm được nhiều công ty áp dụng hiện nay.

Mục đích của Usability Testing?

Có nhiều mục đích khác nhau khi triển khai một cuộc thử nghiệm khả năng sử dụng của người dùng. Tuy nhìn chung có thể tin rằng, trong hầu hết các trường hợp, nhà phát triển thường sử dụng quy trình này để hoàn thành các chỉ tiêu sau:

  • Ghi nhận phản ứng của khách hàng với thiết kế hiện tại: tính đồng cảm, sự yêu thích và dễ dàng tiếp cận thông tin dựa trên tính tương phản, phong cách thiết kế lẫn khả năng điều hướng, tìm kiếm thông tin...

  • Mức độ người dùng thấu hiểu cách một tính năng cụ thể hoạt động và thời gian hoàn thành một quy trình mà không gây ra sự nhầm lẫn hoặc lạc lối.

  • Thu thập các góp ý về tính năng: các nhu cầu còn thiếu hoặc dư thừa đề điều chỉnh tính năng/ sản phẩm trước khi ra mắt chính thức.

Quy trình kiểm tra này giúp ghi nhận phản ứng và sự đánh giá của chính người dùng đại diện cho tệp khách hàng trung tâm của sản phẩm. Ảnh: Interfase

Quy trình kiểm tra này giúp ghi nhận phản ứng và sự đánh giá của chính người dùng đại diện cho tệp khách hàng trung tâm của sản phẩm. Ảnh: Interfase

Có những loại Usability Testing nào?

Usability Testing thường được bắt đầu với đối tượng là các người dùng đại diện cho nhóm khách hàng mục tiêu của sản phẩm. Mặc dù kết quả này sẽ không hoàn toàn phản ánh chính xác trải nghiệm tổng quan với toàn thể tuy nhiên nó vẫn cho thấy tính hiệu quả trực tiếp.

Có hai loại Usability Testing hiện nay:

  • Kiểm thử với người giám sát: người tham gia được giới thiệu về sản phẩm/ tính năng sau đó hoàn thành các thao tác. Trong quá trình này, người quan sát có thể trả lời các thắc mắc cũng như đặt ra câu hỏi trực tiếp cho người dùng. Phương thức này giúp ghi nhận phản ứng và cải thiện phản hồi bất chợt.

  • Kiểm thử không có người quan sát: người tham gia tự hoàn thành các thao tác/ tính năng một mình thông qua trải nghiệm của cá nhân. Phương thức này giúp kiểm tra xem sản phẩm hoạt động thế nào trong môi trường thực tế.

Trong hai loại kể trên, các nhà phân tích chuyên sâu cũng có thể chia ra các mô hình phụ như việc kiểm tra trên nhiều thiết bị khác nhau, trong môi trường điều kiện kỹ thuật và vị trí (trong nhà, ngoài trời...) để tìm ra kết quả chi tiết nhất.


Được tài trợ


Ngoài việc có người quan sát, các công ty cũng có thể sử dụng thêm các mô hình khác nhau như các máy đo chuyển động mắt, chương trình ghi lịch sử thao tác để tính toán thời gian hoàn thành nhiệm vụ một cách chính xác hơn.

Như vậy, thông qua bài viết, hy vọng bạn đã phần nào nắm bắt được cơ bản về Usability Testing (Kiểm thử khả năng sử dụng) sản phẩm trong quy trình phát triển và cải thiện trải nghiệm người dùng. Cũng lưu ý rằng, quy trình này không giống với việc Kiểm thử khả năng chấp nhận của người dùng (User Acceptance Testing) do nó không đo lường chỉ số phù hợp giữa nhu cầu và tính đáp ứng thực tế của sản phẩm.

Các công ty nhỏ với quy mô tập trung thường bỏ qua bước này và sử dụng các phương pháp khác tiết kiệm thời gian cũng như chi phí để kiểm tra sản phẩm trong đó có việc đưa vào các công cụ phân tích dựa trên công nghệ như Google Analytics hay Microsoft Clarity để tìm ra hành vi của người dùng.

Tuy nhiên, cách làm này thực tế không thể ghi nhận chính xác do nó chỉ phản ánh tính sự hấp dẫn và dễ thao tác của bề mặt giao diện với thao tác của con người chứ không thể tìm ra cảm giác của họ khi thực hiện lần lượt các tác vụ trong một luồng nhất định. Vậy nên, người ta thường đánh giá quy trình kiểm tra (thông qua công cụ theo dõi tự động trực tuyến) kể trên là hoàn toàn khác với Usability Testing.

Một số công ty thứ ba hiện cũng đang cung cấp mô hình kiểm thử với tệp khách hàng phong phú của riêng họ. Cách làm này được xem là hiệu quả và có thể sử dụng trước khi sản phẩm chính thức ra mắt, từ đó tạo nên trải nghiệm hợp lý và chính xác hơn.

INTERPriority

Bài viết bạn đang truy cập chỉ dành cho người dùng đã đăng nhập tài khoản!

Interfase là một dự án thuộc Cinematone Network. Bạn hiện có thể sử dụng tài khoản Google đã cấp quyền thông qua Cinematone để đăng nhập trang web này!

Trang web chỉ ghi nhận dữ liệu của bạn và cam kết không cung cấp cho bên thứ ba. Vui lòng đọc chính sách dữ liệu để tìm hiểu thêm.

Kiểm thử khả năng sử dụng (Usability Testing) là gì?
Bài viết thực hiện bởi Interfase.
Sao chép liên kết
Đọc trên Google News
Khám phá thêm bài viết thuộc thư mục UIUXInterience

Bài viết liên quan






Nội dung đang được tải...