UIUXAIInterience

AI thay đổi cách các nhà thiết kế sản phẩm phát triển giao diện người dùng trong tương lai

11:11 23 Tháng 11, 23 6 phút đọc
AI thay đổi cách các nhà thiết kế sản phẩm phát triển giao diện người dùng trong tương lai
Ảnh: Interfase
Khi các mô hình AI xuất hiện trong hàng loạt các ứng dụng/ sản phẩm nổi tiếng, đồng thời nó cũng trở nên dễ tiếp cận và trở thành một hình thức marketing đáng giá, các nhà thiết kế giao diện trải nghiệm cũng cần phải chuẩn bị cho một tương lai tích hợp đa dạng và linh hoạt hơn.
Bài viết nằm trong series
Thông Minh - Cuộc "cách mạng mới" mang tên trí tuệ nhân tạo

Năm 2023 là một năm đầy sôi động với thuật ngữ AI. Nó trở nên phổ biến và đặc biệt nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ bởi các nhà lãnh đạo, công ty mà còn ngay cả đối với những người dùng phổ thông. Sự phát triển nhanh chóng của AI tạo ra hàng loạt lợi ích nhưng cũng mang đến không ít thách thức và tiềm năng, có thể thay đổi bộ mặt nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền xã hội kinh tế thị trường hiện nay.

Kể từ khi OpenAI ra mắt ChatGPT một cách ồn ào có chủ đích, "ông lớn công nghệ" vốn có thế mạnh hàng đầu trong lĩnh vực máy học như Google cũng tích cực đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và tích hợp chúng vào trong các sản phẩm cốt lõi của mình. Sự nở rộ của trào lưu này không chỉ làm an lòng giới đầu tư, các cổ đông quan trọng mà còn khẳng định vị thế hàng đầu trong việc nghiên cứu khoa học máy tính của nền tảng tìm kiếm lớn nhất thị trường hiện nay.

Tiếp theo đó, Microsoft, cổ đông lớn của OpenAI cũng nhanh chóng ứng dụng ChatGPT vào các ứng dụng hàng đầu của hãng, bao gồm cả hệ điều hành Windows cũng như các sản phẩm văn phòng quan trọng.

Điều tương tự cũng xảy đến với Adobe khi công ty công nghệ phần mềm tiên phong trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo, tự phát triển các mô hình học máy tiên tiến riêng nhằm phục vụ việc nâng cấp hàng loạt sản phẩm như Photoshop, After Effect, Illustrator, Figma... những công cụ thiết kế phục vụ công việc của hàng triệu nhà thiết kế toàn cầu.

Thực trạng đó chắc chắn sẽ thay đổi cách những nhà sáng tạo làm việc trong tương lai sắp tới đây. Với ngành thiết kế giao diện, một lĩnh vực đang nhận được nhiều sự quan tâm của kinh tế công nghệ, sự "trỗi dậy" của AI tạo sinh cũng đặt ra nhiều thách thức.

Trừu tượng hơn, linh hoạt hơn

Mỗi mô hình AI mới ra đời sẽ tạo ra thêm cơ hội để nhà thiết kế tiếp tục tối ưu hóa giao diện người dùng. Các mô hình tạo sinh cho phép nhập liệu, trả về kết quả dưới nhiều định dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh thậm chí là âm thanh, đoạn phim... mở ra một môi trường mà các nhà thiết kế có thể chưa từng tiếp cận trước đây.

Không giống như trước đây, để thực sự hiệu quả trong việc tích hợp AI vào sản phẩm hiện nay đòi hỏi phải chứa ít các bước nhập liệu đầu vào, nhưng lại tạo ra nhiều kết quả trả về. Chúng phải thực sự dễ sử dụng, dễ điều chỉnh, thích ứng thậm chí mang cá nhân hóa cao để người dùng dễ tiếp cận, chỉ sau một vài bước đơn giản.

Giao diện nhập liệu của các ứng dụng AI sẽ cần cực kỳ đơn giản nhưng có thêm nhiều gợi ý để rút ngắn thời gian tương tác. Ảnh: Windows

Giao diện nhập liệu của các ứng dụng AI sẽ cần cực kỳ đơn giản nhưng có thêm nhiều gợi ý để rút ngắn thời gian tương tác. Ảnh: Windows

Ngoài vấn đề liên quan đến công nghệ, sự rõ ràng và trực quan trong việc thao tác với sản phẩm cũng là yếu tố giúp người sử dụng nhanh chóng thích ứng với mô hình AI mà họ sử dụng.

Các hiệu ứng hoạt ảnh chắc chắn sẽ đóng vai trò quan trọng, giảm thiểu cảm giác chờ đợi nhàm chán của người dùng trong khi cho AI thời gian để tổng hợp dữ liệu lớn. Chúng phải đẹp mắt nhưng không đánh mất sự sáng tạo thậm chí cần phải trừu tượng và "bay bổng".

Một giao diện thành công trong thời gian tới được tin rằng sẽ cần mang đến cái nhìn có cảm giác tương lai nhưng đảm bảo độ tinh giản, linh hoạt hơn, không thể đơn điệu, cố định như trước.


Được tài trợ


Đa dạng nhập liệu, loại hình thiết bị

Nếu như nhiều năm trước, người dùng chủ yếu sử dụng văn bản, hình ảnh để nhập liệu và tiếp cận thông tin sản phẩm thì giờ đây, các ứng dụng hiện đại cần phải tích hợp nhiều hình thức nhập liệu và phản hồi khác nhau.

Nhà thiết kế cần tích cực đưa vào các phương thức mới, đặc biệt là nhập liệu giọng nói cũng như nhận kết quả trả về qua âm thanh để tiếp cận nhiều người dùng hơn, theo một cách thú vị và ấn tượng hơn.


0:34

Giao diện trực quan mới giúp giảm cảm giác chờ đợi trong khi AI xử lý kết quả. Nguồn: Google

Giao diện người dùng cũng sẽ không chỉ có mặt trên một số các thiết bị truyền thống như điện thoại, máy tính mà còn xuất hiện trên hàng loạt phần cứng mới, ví dụ như AI Pin, một thiết bị đặc biệt mới ra mắt được phát triển dựa hoàn toàn vào các mô hình trí tuệ nhân tạo chạy trên đám mây.

Các hình thức này hiển thị giao diện trên các mặt phẳng khác nhau, yêu cầu màu sắc và kích thước khác nhau... vì thế, nhà thiết kế cần phải tìm ra những hướng đi mới hơn, đặc biệt hơn cho sản phẩm của mình.

Thiết kế có cảm xúc, dấu ấn

Thời đại AI mới mang đến nhiều công cụ cho các nhà thiết kế, đẩy nhanh quá trình hình thành sản phẩm theo trí tưởng tượng đồng thời mở ra cơ hội cho các cá nhân vốn thiếu các kỹ năng cần thiết.

Tuy nhiên, theo Voymedia, trong thời gian tới, các công việc đòi hỏi EQ cao dự kiến sẽ tăng 22% tại Châu Âu cho đến năm 2030. Điều này được tin rằng do sự phổ biến của mô hình sáng tạo nhanh chóng và công nghiệp tạo ra bởi AI, sản phẩm thiết kế trong tương lai sẽ cần phải đạt được những yêu cầu về tính cảm xúc, mang phong cách riêng của người thực hiện.


0:09

Thiết kế giao diện mới tập trung vào trải nghiệm mang đến cảm xúc trực quan cho người dùng. Nguồn: Denislav Jeliazkov/Dribbble

Trí tuệ cảm xúc là một thuộc tính hoặc chức năng mà AI còn thiếu. Vì vậy, chúng không thể thay thế con người trong việc thấu hiểu khía cạnh cảm xúc của thiết kế đồ họa.

Theo Voymedia.

Nhà thiết kế cần học cách nắm bắt được nhu cầu của người dùng sản phẩm giống như "một con người" chứ không phải "một chiếc máy". Sản phẩm cần mang đến cảm giác thực tế và chân thành hơn đồng thời có dấu ấn, có điểm nhận diện đặc biệt, tích hợp xuyên suốt với triết lý của thương hiệu, công ty mà nó đại diện.

Nâng cao kỹ năng thiết kế

Nhà thiết kế trong tương lai cần phải trau dồi, bổ sung nhiều kỹ năng trong đó không chỉ có thể tạo ra các giao diện AI mà còn phải biết cách sử dụng các mô hình hiện có trên thị trường. Việc đưa các giao diện này vào trong bản năng lực công việc được xem là cần thiết và thể hiện sự linh hoạt, nhanh nhạy nắm bắt thị trường của nhà sáng tạo.

Việc xây dựng một phong cách độc đáo, phát triển các sản phẩm khác biệt, tự chủ và có dấu ấn được xem là tối quan trọng. Nhà thiết kế không chỉ cần biết đưa các yếu tố đồ họa vào trong giao diện của mình mà cần học cách tạo ra, phát triển và tùy chỉnh chúng trong tương lai.

Mặc dù AI có thể thay đổi theo một số chiều hướng tiêu cực cách các nhà sáng tạo truyền thống làm việc tuy nhiên nó chắc chắn sẽ có lợi trong việc thu thập và xử lý dữ liệu. Mô hình tạo sinh hiện nay được cho là hoạt động hiệu quả với việc tóm tắt các thông số đầu vào và cho ra kết quả nhanh chóng, chính xác.

Vì thế, bạn cũng cần xây dựng cho mình các công vụ có thể sử dụng AI để phân tích thông tin, hành vi người dùng nhằm tạo ra các sản phẩm có tính cá nhân hóa, đồng thời cải thiện các khiếm khuyết hiện có.

INTERPriority

Bài viết bạn đang truy cập chỉ dành cho người dùng đã đăng nhập tài khoản!

Interfase là một dự án thuộc Cinematone Network. Bạn hiện có thể sử dụng tài khoản Google đã cấp quyền thông qua Cinematone để đăng nhập trang web này!

Trang web chỉ ghi nhận dữ liệu của bạn và cam kết không cung cấp cho bên thứ ba. Vui lòng đọc chính sách dữ liệu để tìm hiểu thêm.

AI thay đổi cách các nhà thiết kế sản phẩm phát triển giao diện người dùng trong tương lai
Bài viết thực hiện bởi Interfase.
Sao chép liên kết
Đọc trên Google News
Khám phá thêm bài viết thuộc thư mục UIUXAIInterience

Bài viết liên quan






Nội dung đang được tải...