Semi Serif: Dạng chữ lai độc đáo giữa Serif và Sans Serif

16:11 19 Tháng 11, 23 3 phút đọc
Semi Serif: Dạng chữ lai độc đáo giữa Serif và Sans Serif
Ảnh: Interfase
Là một sự dung hòa độc đáo, các biến thể lai này có thể tạo ra những phong cách hiển thị ấn tượng, mới lạ, mang nhiều đặc điểm của cả hai kiểu dáng truyền thống Serif và Sans Serif.

Serif và biến thể Sans Serif đến nay vẫn được coi là hai kiểu dáng thiết kế phông chữ chủ đạo và được sử dụng trong nhiều loại hình đồ họa trực quan, bên cạnh Script, Hand-writing...

Ưu điểm của dạng Serif là giúp cho trải nghiệm đọc trở nên dễ dàng, quen thuộc và mang nét cổ điển giống như những trang sách giấy. Trong khi đó, Sans Serif là một sản phẩm của ngôn ngữ thiết kế đương đại. Kiểu dáng chắc chắn với các đường có độ rộng cố định giúp hình dáng này trở nên dễ nghi nhớ, chắc chắn và đảm bảo khả năng tương phản cao.

Tuy nhiên, các nhà thiết kế gần đây đã tìm cách kết hợp hai loại hình kể trên để cho ra đời những kiểu chữ lai nhằm giúp tạo ra các phong cách đặc trưng mới với hy vọng có thể dung hòa ưu điểm của chúng lại với nhau. Những kiểu chữ này thường được gọi với cái tên Semi Serif hay Humanist Sans Serif. Bởi chưa có định nghĩa rõ ràng, trong một số trường hợp, người ta cũng hay gọi chúng với cái tên Glyphic hay Tapered, Slab Serif...

Kiểu chữ Semi Serif mang nhiều đặc điểm của cả hai phong cách Serif và Sans Serif. Ảnh: Interfase

Kiểu chữ Semi Serif mang nhiều đặc điểm của cả hai phong cách Serif và Sans Serif. Ảnh: Interfase

Loại kiểu chữ này về cơ bản là dạng thiết kế mà điểm cuối phần chân con chữ ít kéo dài hơn so với dạng Serif cổ điển nguyên bản. Dạng này được cho là đã ra đời từ rất lâu, vào khoảng đầu thế kỷ 20 với các thiết kế con chữ lấy cảm hứng từ cách viết của người La Mã.


Được tài trợ


So với Serif, Semi Serif thường có ít đường nét thanh đậm hơn, tạo cảm giác chắc chắn và cứng cáp hơn tuy nhiên về khía cạnh dễ đọc thì có thể sẽ thấp hơn tương đối so với Serif. Dẫu vậy, nó được cho là vẫn nâng cao khả hiển thị với các đoạn văn bản dài, phù hợp cho in ấn các thông điệp, sách báo và cả trên các trang web.

Optima
Hermann Zapf (1958)
Miễn phí dùng cá nhân

abcdefghijklmnopqrstuvwxyz

abcdefghijklmnopqrstuvwxyz

0123456789`!@#$%^&*()_+,;:'"

Pack my box with five dozen liquor jugs.

Thư viện phông chữ bởi Interfase

Một trong những kiểu chữ nổi tiếng của Semi Serif là Optima, được nhà thiết kế người Đức Hermann Zapf ra mắt vào năm 1954. Hermann cũng là cha đẻ của Palatino, một trong những kiểu chữ được sử dụng rộng rãi trong in ấn sách báo, tạp chí, vẫn còn phổ biến đến tận ngày nay.

Kiểu chữ Optima thiết kế các phần cuối của con chữ có phần hơi mở rộng tuy nhiên chưa đến mức kéo dài hẳn thành chân nhưng tạo ra cảm giác mềm mại và ưa nhìn hơn so với San Serif, đồng thời cũng mang hơi hướm hiện đại hơn so với Serif thông thường.

Rockwell
Frank Hinman Pierpont (1934)
Miễn phí dùng cá nhân

abcdefghijklmnopqrstuvwxyz

abcdefghijklmnopqrstuvwxyz

0123456789`!@#$%^&*()_+,;:'"

Pack my box with five dozen liquor jugs.

Thư viện phông chữ bởi Interfase

Một kiểu chữ phổ biến khác thuộc dạng này có thể kể đến là Rockwell. Dạng chữ này thỉnh thoảng cũng được gọi với cái tên Semi Sans hay Slab Serif bởi chúng có các nét thiết kế con chữ cứng cáp, độ dày đồng đều chủ yếu của Sans Serif tuy nhiên lại có phần kéo lớn và dễ nhận diện của Serif.

Dạng Semi Serif cũng có thể có các kiểu chữ có chân nhưng phần này tương đối nhỏ và ngắn hơn so với Serif.

Kiểu chữ TT Wellingtons. Ảnh: Typetype

Kiểu chữ TT Wellingtons. Ảnh: Typetype

Phông chữ lai kết hợp sự sang trọng và truyền thống của Serif với sự đơn giản hiện đại của Sans Serifs. Chúng cho phép các nhà thiết kế thử nghiệm và thu hẹp khoảng cách giữa hai loại phông chữ. Phông chữ lai có thể là một lựa chọn tuyệt vời khi thiết kế cho các thương hiệu hoặc dự án tìm kiếm sự cân bằng giữa truyền thống và hiện đại hoặc khi nhắm đến một phong cách typographic riêng biệt và đáng nhớ.

Theo Inkbotdesign.

Việc sử dụng Semi Serif hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận về tính hiệu quả do sự đặc biệt trong cách thiết kế của chúng. Thêm vào đó, việc ứng dụng kiểu chữ này trong giao diện người dùng chắc chắn cũng sẽ đặt ra nhiều thách thức. Dẫu vậy, nếu sản phẩm muốn xây dựng một cảm giác mới lạ, vừa mang nét cổ điển nhưng vẫn đảm bảo khả năng ứng dụng, hiện đại, nhà thiết kế có thể cân nhắc đến việc sử dụng kiểu dáng này trong dự án tiếp theo của mình.

Một sô phông chữ dạng này hiện được cung cấp miễn phí trên Google Font có thể kể đến như Open Sans, AR One Sans, Moli...

INTERPriority

Bài viết bạn đang truy cập chỉ dành cho người dùng đã đăng nhập tài khoản!

Interfase là một dự án thuộc Cinematone Network. Bạn hiện có thể sử dụng tài khoản Google đã cấp quyền thông qua Cinematone để đăng nhập trang web này!

Trang web chỉ ghi nhận dữ liệu của bạn và cam kết không cung cấp cho bên thứ ba. Vui lòng đọc chính sách dữ liệu để tìm hiểu thêm.

Semi Serif: Dạng chữ lai độc đáo giữa Serif và Sans Serif
Bài viết thực hiện bởi Interfase.
Sao chép liên kết
Đọc trên Google News
Khám phá thêm bài viết thuộc thư mục
Nội dung đang được tải...